LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

  1. Lĩnh vực Mỏ:

– Tư vấn thiết kế các mỏ khai thác khoáng sản và các công trình  liên quan đến các mỏ khai thác và sử dụng khoáng sản.

– Nghiên cứu và thực hiện các công nghệ khai thác mỏ, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác khai thác mỏ.

  1. Lĩnh vực địa chất:

– Tìm kiếm, thăm dò các mỏ khoáng sản; Đo vẽ lập bản đồ địa chất…

– Đánh giá trữ lượng khoáng sản và làm các công việc liên quan đến thủ tục xin Giấy pháp thăm dò và khai thác khoáng sản ( Lập dự án đầu tư, thiết kế mỏ, lập các báo cáo Đánh giá tác động môi trường và Phục hồi môi trường…)

  1. Lĩnh vực Địa chất công trình, Địa chất thủy văn:

– Khảo sát Địa chất công trình – Địa  kỹ thuật tất cả các loại công trình xây dựng với  các cấp hạng công trình; Giải quyết các vấn đề liên quan đến Địa kỹ thuật xây dựng như: Thí nghiệm trong phòng và ngoài trời xác định các thông số địa kỹ thuật của đất nền; quan trắc địa kỹ thuật, xử lý nền đất yếu, xử lý các sự cố công trình và các tai biến địa chất nói chung…

– Tìm kiếm, thăm dò các nguồn nước ngầm; khoan các giếng khoan khai thác nước ngầm; xây dựng các công trình cấp nước, các công trình  xử lý nguồn nước ngầm và nước mặt…

  1. Lĩnh vực Trắc địa và đo vẽ bản đồ:

– Đo đạc trắc địa phục vụ công tác thiết kế và thi công  xây dựng các loại công trình; Thực hiện đo vẽ và thành lập các loại bản đồ địa hình và bản đồ địa chính; Lập quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch tài nguyên khoáng sản…

  1. Các nội dung nghiên cứu và đánh giá môi trường

–  Tư vấn về môi trường, quan trắc, phân tích môi trường;

– Đánh giá tác động môi trường;

  1. Lĩnh vực xây dựng công trình:

– Hoạt động tư vấn, thiết kế , giám sát thi công và thi công xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi…

  1. Lĩnh vực công nghệ thông tin:

– Xử lý số liệu và xây dựng các phần mềm phục vụ  trong các lĩnh vực Mỏ- Địa chất, Trắc địa – Địa chính và các lĩnh vực khác…

  1. Lĩnh vực đào tạo:

– Đào tạo kỹ thuật, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và cấp chứng chỉ…các ngành nghề liên quan.

  1. Lĩnh vực khác:

– Giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực khác thuộc các ngành đào tạo của trường đại học Mỏ-Địa chất.

Ghi chú:  – Các lĩnh vực trên nhìn chung đều phù hợp với nội dung Giấy phép đã được cấp của công ty;

                – Nội dung chi tiết của các hoạt động chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các Giấy phép liên quan được cấp.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ DILATOMETER (DMT) ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐẤT NỀN

 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ DILATOMETER (DMT) ĐỂ XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐÁT NỀN

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực địa chất công trình (ĐCCT), một số công nghệ và thiết bị hiện đại đã được du nhập vào nước ta để phục vụ công tác khảo sát và thiết kế xây dựng của các dự án đầu tư nước ngoài như: các thiết bị thí nghiệm trong phòng được tự động hóa và tin học hóa; các thiết bị ngoài trời như xuyên tiêu chuẩn (SPT), xuyên tĩnh (CPT) và xuyên tĩnh đo áp lực nước lỗ rỗng (CPTU); thiết bị cắt cánh (VST); thiết bị nén ngang trong hố khoan (Pressuremetr- PMT). Gần đây, một số đơn vị đã nhập thiết bị nén ngang bằng tấm nén phẳng (Dilatometer -DMT). Tuy nhiên, việc ứng dụng thiết bị này vẫn còn  là mới mẻ trong công tác khảo sát cũng như thiết kế xây dựng ở nước ta. Việc làm sáng tỏ bản chất thí nghiệm và khả năng xác định các thông số địa kỹ thuật của đất nền của thiết bị DMT nhằm mở rộng khả năng ứng dụng của thiết bị này trong khảo sát ĐCCT cũng như thiết kế xây dựng các loại công trình khác nhau, nhất là đối với các công trình xây dựng trên nền đất yếu.

Thí nghiệm DMT là thí nghiệm nén ngang bằng tấm nén phẳng, được thực hiện bằng cách ấn một mũi xuyên hình lưỡi mai xuống độ sâu thí nghiệm. Mặt bên của lưỡi mai có màng thép tiêu chuẩn. Màng thép được kết hợp với hệ thống khí nén – điện truyền áp suất qua cáp điện – khí. Đầu kia của cáp được gắn với bộ điều khiển. Khí Nitơ dùng để tạo áp lực ép màng thép vào đất. Tại mỗi vị trí đo, dùng áp lực khí nén đẩy màng thép về phía đất và đo áp lực của đất lên màng tại các thời điểm chuyển vị là 0mm; 1,1mm và 0mm. Kết quả thí nghiệm cho phép xác định nhiều thông số của đất nền.

Hình 1 minh hoạ thành phần cơ bản của thiết bị DMT: (1) Mũi xuyên phẳng trên đó có gắn màng thép; (2) Mũi xuyên được nối với cần để đưa mũi xuyên vào đất. (3) Dây cáp khí –điện dẫn khí nén  và điện từ hộp điều khiển vào mũi xuyên phía trong màng thép; (4) Đồng hồ đo trên  hộp điều khiển; (5) Dây cáp dẫn khí nén từ bình khí đến hộp điều khiển; (6) Bình khí nén, (7) Độ giãn nở của màng.

            

Hình 1: Sơ đồ thí nghiệm DMT

  • Trình tự thí nghiệm
    –  Xác định ∆A và ∆B:  ∆A và ∆B là áp lực khí cần có để vượt qua độ cứng của màng thép. ∆A và ∆B sau đó được dùng để hiệu chỉnh số đọc A, B. ∆A là áp lực khí nén ở bên ngoài tác dụng vào màng thép (đặt trong không khí) làm xẹp nó về vị trí A (áp suất khí nén âm – hút vào). ∆B là áp lực khí nén ở bên trong tác dụng vào màng (đặt trong không khí) đẩy tâm màng thép ra vị trí B, cách 1,1 mm so với vị trí A (áp suất khí nén dương – đẩy ra).T
    rình tự thí nghiệm  

– Xác định số đọc A: là số đọc khi màng thép bị đẩy ra 0,05mm và không còn tiếp xúc với đĩa cảm ứng (tiếng bíp ngừng kêu).

– Xác định số đọc B: là số đọc khi màng thép tiếp tục bị đẩy ra 1,1 mm (ngay khi có tiếng bíp kêu lại).

– Để đọc số đọc C: xả khí từ vị trí số đọc B, không xả hết khí ngay mà đóng van xả nhanh lúc áp suất vẫn còn một chút, mở van xả chậm. Tiếng bíp sẽ ngừng kêu. Sau 45-50 giây, màng thép sẽ tiếp xúc với đĩa cảm ứng, tiếng bíp kêu lại, ta đọc số đọc C.

  • Xác định các giá trị áp lực chuẩn hóa của thí nghiệm:
P0= 1,05(A – ZM + ∆A) – 0,05(B -ZM + ∆B) (1)
P1 = B – ZM – ∆B (2)
P2 = C – ZM + ∆A (3)

Trong đó:

– Áp suất ZM: là độ lệch số đọc trên đồng hồ đo áp suất lệch khỏi vị trí gốc “0” khi tấm nén được để trong điều kiện khí quyển. Nếu trước khi thí nghiệm mà chỉnh kim về 0 lúc áp lực khí là 0 thì  ZM = 0.

– Áp suất đất P0: là áp suất tác dụng lên mặt tấm nén, khi mặt tấm nén ngang bằng với mặt mũi xuyên lưỡi mai (độ giãn nở bằng 0).

– Áp suất đất P1: là áp suất tác dụng lên mặt tấm nén để tâm tấm nén giãn ra 1,10 mm.

– Áp suất đất P2: là áp suất tác dụng lên tấm nén khi xả áp lực khí từ vị trí B về vị trí A.

Các giá trị áp lực chuẩn hoá sẽ được dùng để tính toán các chỉ số DMT như sau:

– Chỉ số vật liệu hay còn gọi là chỉ số đất (ID):               (4)

Có thể sử dụng ID để phân loại đất như sau: sét ID < 0,6; bụi 0,6 < ID< 1,8; cát ID >1,8

– Chỉ số ứng suất theo phương ngang (KD):                   (5)

– Mô đun nén ngang (EDMT):                              ED = 34,7(P1-P0)                                     (6)

 

Hệ số áp lực nước lỗ rỗng:                                                      (7)

Trong đó:

P0 là áp lực cần thiết thực tế để đẩy màng thép về vị trí 0;

P1 là áp lực cần thiết thực tế để đẩy màng thép giãn nở 1,1 mm;

U0 là áp lực nước lỗ rỗng ban đầu (bằng áp lực thuỷ tĩnh);

là ứng suất thẳng đứng có hiệu của đất.

·         Thí nghiệm tiêu tán xác định hệ số cố kết theo phương ngang (Ch)

Đối với đất dính có tính thấm kém, quá trình đưa mũi xuyên phẳng xuống sẽ tạo ra áp lực nước lỗ rỗng. Sử dụng DMT, có thể tiến hành thí nghiệm tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng để xác định hệ số cố kết theo phương ngang (Ch), là thông số rất quan trọng trong thiết kế xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm.

Các gía trị chỉ tiêu xác định trực tiếp từ kết quả thí nghiệm DMT không sử dụng trực tiếp để tính toán thiết kế công trình được, mà phải thông qua các công thức liên quan để tính toán các thông số đặc trưng của đất như: mô đun biến dạng, sức kháng cắt không thoát nước, hệ số áp lực ngang, hệ số quá cố kết (OCR), hệ số cố kết theo phương ngang (Ch)…

 

·         Xác định sức kháng cắt (Su) của đất sét theo kết quả DMT   

  • Theo Marchetti (1980): Su= 0,22.’v.(0,5KD)1,25

Trong đó :

Su: là sức kháng cắt không thoát nước của đất;

’v: là ứng suất thẳng đứng có hiệu của đất;

KD: là chỉ số ứng suất theo phương ngang của đất.

  • Theo Kamei và nnk (1995) : Su = 0,35.’v.(0,47KD)1,14
  • Theo Iwasaki và nnk (1994) : Su = 0,ED
  •  Xác định môđun biến dạng của đất

Kết quả thí nghiệm DMT cho phép ta xác định được môđun nén ngang ED. Đây chính là môđun biến dạng theo phương ngang của đất. Từ giá trị ED  ta có thể sử dụng để tính toán chuyển vị ngang của nền móng. Ngoài ra, còn có thể tính toán chuyển đổi từ ED sang MDMT phục vụ cho việc tính toán biến dạng lún theo phương đứng của nền móng:

MDMT =  RM.ED                                                            (11)

Trong đó:

ED là môđun nén ngang DMT;

MDMT là môđun biến dạng theo phương đứng, không nở hông; RM là hệ số hiệu chỉnh, phụ thuộc vào ID và KD như sau:

– Khi ID ≤ 0,6 lấy       RM = 0,14 + 2,36.log(KD)

– Khi ID ≥ 3                 lấy       RM = 0,5 + 2.log(KD)

– Khi 0,6 < ID < 3        lấy       RM = RM,0 + (2,5-RM,0).log(KD),

(với RM,0 = 0,14 + 0,15.(ID – 0,6))

– Khi KD >10   lấy       RM= 0,32+2,18logKD

– Khi RM <0,85            lấy       RM = 0,85

 

  • Xác định hệ số quá cố kết (OCR) của đất

Theo Marchetti (1980):    OCR = 0,34(KD)1,56              

Trong đó y là hệ số biến đổi từ 1,35 đến 1,67.

  • Xác định hệ số áp lực đất tĩnh (K0) 

Theo Marchetti (1980) đối với đất sét không bị xi măng hoá:

Theo Lacasse và Lunne (1989), khi KD <4 thì có thể sử dụng công thức:

Trong đó: m là hệ số liên quan đến tính dẻo của đất và dao động từ 0,44 đến 0,64.      m = 0,44 với sét có tính dẻo cao; m = 0,64 với sét có tính dẻo thấp.

Một số bình luận:

  1. DMT là phương pháp thí nghiệm xác định được hầu hết các đặc trưng biến dạng, độ bền cũng như nhiều thông số của đất nền khác như Su, MD, OCR, Ko, Ch … và được sử dụng trong thiết kế nền móng, xử lý nền đất yếu cũng như tính toán ổn định của vách hố móng sâu… Do điều kiện làm việc của mũi xuyên khi thí nghiệm ít làm ảnh hưởng đến tính nguyên dạng của đất, nên thí nghiệm có độ chính xác
  2. Dựa vào các chỉ số IDUD và các giá trị chỉ tiêu khác được xác định theo chiều sâu với khoảng cách 20 cm/điểm, có thể sử dụng kết quả thí nghiệm DMT để phân chia địa tầng tương tự như đối với các phương pháp xuyên để nâng cao độ tin cậy của tài liệu khảo sát.
  3. Trong các công thức tính sức kháng cắt không thoát nước (Su) và mô đun biến dạng MD thì công thức do Marchetti đề xuất cho kết quả phù hợp với kết quả thí nghiệm trong phòng và ngoài trời khác như nén 3 trục theo sơ đồ UU, CU, thí nghiệm cắt cánh VST, xuyên tĩnh CPTU và thích hợp hơn khi xác định các hệ số quá cố kết (OCR) cũng như hệ số áp lực đất tĩnh (K0).

L.T.T

Công trình

Công trình xây dựng, công trình cấp thoát nước; công trình xử lý nền móng; công trình xử lý các tai biến địa chất như trượt, lở; Chế tạo thiết bị định hướng laze phục vụ thi công công trình ngầm,…

Tư vấn

Tư vấn trong lĩnh vực xây dựng; Tư vấn trong lĩnh vực điều tra tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước;  Tư vấn trong lĩnh vực Địa kỹ thuật, môi trường; Tư vấn trong các lĩnh vực tai biến địa chất,…